ᴠɪɴʜ ǫᴜʏ ʙáɪ ᴛổ: ᴛỷ ᴘʜú xâʏ 𝟸𝟻𝟶 ʙɪệᴛ ᴛʜự ᴛʀɪ âɴ ᴄả ʟàɴɢ ǫᴜʏêɴ ᴛɪềɴ ɢɪúᴘ ᴍìɴʜ ᴠàᴏ Đạɪ ʜọᴄ
Để bày tỏ sự tri ân dành cho những người đã từng giúp đỡ mình học hành đến nơi đến chốn, tỷ phú Trần Sinh đã quyết định xây hàng loạt biệt thự để tặng mọi người trong làng.
Thông tin từ Sohu, Trần Sinh sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố qua đời sớm. Mẹ ông dù không biết chữ nhưng luôn ủng hộ việc học của con. Biết rằng, chỉ có việc học mới thay đổi được cuộc sống nên ông cố gắng học hành.
Nhiều lúc thấy thương mẹ vì cực khổ lo cho con, Trần Sinh muốn bỏ học giữa chừng để phụ giúp gia đình nhưng mẹ ông nhất quyết không đồng ý.
Cuối cùng ông đã thực hiện được mong ước của mẹ và di nguyện của bố khi đậu vào khoa Kinh tế của Đại học Bắc Kinh.
Trần Sinh từ cậu học trò nghèo thành sinh viên có tiếng Đại học Bắc Kinh.
Nghe tin mừng, bà con trong làng kéo đến chúc mừng nhưng Trần Sinh vô cùng lo lắng, ông cầm giấy báo nhập học trên tay mà rưng rưng nước mắt vì nghĩ rằng gia cảnh của mình.
Nghèo thế này, mẹ sẽ không đủ tiền nuôi mình ăn học: “Chẳng lẽ cuộc đời tôi dừng lại ở đây sao?”.
Như hiểu được hoàn cảnh của mẹ con Trần Sinh, bà con chòm xóm đã chia sẻ với mẹ ông: “Làng của chúng ta cuối cùng cũng có người đầu tiên đỗ đại học, vì thế, chúng ta nhất định phải cho thằng bé đi học”.
Mọi người không muốn ông lại nối tiếp thanh niên trai tráng ở đây, quẩn quanh với cái nghèo, không thể lấy vợ được vì con gái lớn lên đã đi hết sang nơi khác lấy chồng cho đỡ vất vả.
Trần Sinh được mọi người ủng hộ tiền để đi học, ông mang ơn dân làng rất nhiều.
Lúc này, trưởng làng đã đưa cho Trần Sinh một xấp tiền nhàu nát, có vẻ như cả làng đã gom góp lại, để lo liệu cho những ngày đầu tiên nhập học.
Trần Sinh và mẹ vô cùng cảm động và không thể nào kìm được nước mắt. Thời sinh viên lay lắt qua, cuối cùng năm 1984, Trần Sinh tốt nghiệp và có công việc giảng dạy tại Học viện giáo dục Quảng Đông và sau đó làm tại Thành ủy Quảng Châu và Trạm Giang.
Dù công việc ổn định nhưng lương rất thấp, Trần Sinh đã quyết định nghỉ việc mặc cho mẹ phản đối, ông quyết định phải làm giàu: “Lý do hồi đó của tôi rất đơn giản: Vì tôi nghèo.
Tôi chưa bao giờ đóng hay khóa cửa khi ngủ vì nơi tôi ở chẳng có thứ gì đáng để ăn trộm. Vậy nên tôi muốn làm giàu”.
Trần Sinh quyết định nghỉ việc để ra kinh doanh riêng.
Chỉ 3 năm sau khi chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi và bất động sản ông đã sở hữu khối tài sản trị giá hàng triệu USD, thành lập công ty riêng. Thành công lớn nhất của ông là bán thịt lợn sạch, đạt doanh thu 1,8 tỷ nhân dân tệ năm 2018.
Thịt lợn sạch đã làm nên thương hiệu của Trần Sinh.
Khi đã thành tỷ phú, Trần Sinh nhớ lại vùng quê của mình, ông xây trường, xây đường để nâng cao cơ sở vật chất. Đầu tư cơ sở chăn nuôi để bà con có công ăn việc làm ổn định.
Sau đó ông tính đến chuyện xây nhà để tặng cho những người khi xưa đã giúp đỡ mẹ con ông. Trần Sinh mạnh tay chi 200 triệu tệ để xây 258 biệt thự, mỗi căn biệt thự rộng 280 m2, gồm 5 phòng ngủ, 2 phòng khách, 1 nhà xe và vườn.
Toàn cảnh khu biệt thự mà Trần Sinh xây cho dân làng (phía trên).
Nhiều người nghe tin này đã lũ lượt từ thành phố về quê để xin nhà ở, có người kể công đòi 2 căn nhưng Trần Sinh cho biết những ai giúp ông ông đều nhớ, hơn nữa số tiền cũng có hạn.
Cuối cùng, ông quyết định xây thêm 70 căn nữa để mọi người hoan hỉ, vui vẻ với nhau.
Ông Trần Sinh xây hàng loạt căn nhà để trả ơn cho bà con chòm xóm.
Mọi người vui vẻ chụp hình với biệt thự mới.
Sau khi hoàn thành xong, Trần Sinh cùng mẹ tận tay trao chìa khóa cho từng hộ. Ai nấy đều cảm kích trước tấm lòng biết trước biết sau cũng như sự hào phóng của hai mẹ con.
Ông cho rằng, chỉ là tri ân sự giúp đỡ của mọi người, nhờ có bà con tặng tiền, giúp đỡ mẹ ông khi ông đi học xa mới có được Trần Sinh như ngày hôm nay.
Ông còn tâm sự: “Sau này già đi rồi về với tổ tiên, tài sản cũng để lại nên tôi sẽ giúp đời, giúp người, hy vọng thế hệ con cháu sống thoải mái, có điều kiện học hành và ngôi làng của chúng ta ngày càng phát triển hơn”.
Mọi người mở tiệc ăn mừng tân gia.
Những năm về trước, ngôi làng vẫn còn nghèo khổ, người dân gặp nhiều khó khăn nhưng giờ đây, làng bắt đầu có khách du lịch nhờ homestay ven sông mà Trần Sinh xây.
Ông còn mời giáo viên giỏi về làng để dạy cho học sinh, tạo công ăn việc làm cho mọi người. Trần Sinh hiện là tấm gương để người trẻ ở đây noi theo và học hỏi.
Ảnh: Sohu