ᴄʜᴜʏệɴ ᴛʜậᴛ ɴʜư đùᴀ: ʙà ᴄụ 𝟾𝟼 ᴛᴜổɪ ǫᴜʏếᴛ ʟʏ ʜôɴ ôɴɢ ᴄʜồɴɢ ᴠì ‘ᴄả đờɪ ᴋʜôɴɢ ᴍộᴛ ʟầɴ ᴄʜịᴜ ʀửᴀ ʙáᴛ’

ᴄʜᴜʏệɴ ᴛʜậᴛ ɴʜư đùᴀ: ʙà ᴄụ 𝟾𝟼 ᴛᴜổɪ ǫᴜʏếᴛ ʟʏ ʜôɴ ôɴɢ ᴄʜồɴɢ ᴠì ‘ᴄả đờɪ ᴋʜôɴɢ ᴍộᴛ ʟầɴ ᴄʜịᴜ ʀửᴀ ʙáᴛ’

Không thể kham nổi tình cảnh phải làm việc nhà một mình suốt đời, bà Dung (quê Thái Bình) đã ly hôn chồng.

Sống trong một viện dưỡng lão ở Hà Đông (Hà Nội) gần 2 năm, bà Lưu Thị Dung vẫn giữ được nếp sinh hoạt như trước. Cứ 4h30′ sáng bà dậy tập trường sinh dưỡng lão.

Đến 7h, bà đã vận động cơ thể và ăn sáng xong xuôi. Căn phòng ở trên tầng 3 được bà dọn sạch đến mức cảm tưởng như không có hạt bụi nào.

Ở tuổi 88, bà Dung khỏe mạnh, minh mẫn và là trường hợp hiếm hoi ở đây tự chăm sóc được cho bản thân. “Chỉ hôm nào trời lạnh quá thì tôi mới nhờ các cháu giặt giúp quần áo, còn bình thường tôi tự phục vụ hết”, bà nói.

Người xung quanh thấy ở bà một con người ngăn nắp, lạc quan, tích cực tham gia mọi hoạt động trung tâm tổ chức. Ít ai biết, bà có hoàn cảnh đến viện dưỡng lão chẳng giống ai.

Bà Dung đã muốn ly hôn chồng từ năm 1985, nhưng gia đình động viên nên bà cố sống chung đến tận năm 2016, khi 86 tuổi thì quyết tâm ly hôn. Ảnh: Hoàng Ngân.

Thời trẻ bà Dung công tác trong một cơ quan nhà nước tại thành phố Thái Bình. Tuổi đôi mươi bà kết hôn với một người đồng nghiệp (đã qua một đời vợ), tuy nhiên vợ chồng bà không có con.

Không chấp nhận được tình cảnh phải gánh vác việc nhà quá nhiều nên bà từng muốn chia tay vào các năm 1985, 1992. Song, thời điểm đó, gia đình can ngăn nên bà đành chấp nhận sống tiếp.

Lẽ thường, càng về già người ta càng mong có vợ, có chồng để nương tựa. Tuy nhiên, đến lúc này tuổi già, sức yếu, không nhận được sự đỡ đần hay chia sẻ, bà Dung không thể tiếp tục chịu đựng nữa.

“Mấy năm nay tôi bị đau lưng, nhiều bữa không thể đứng dậy được. Tôi muốn thuê người giúp việc nhưng ông ấy nhất quyết không chịu. Nhiều bữa tôi vừa nấu cơm, vừa đau lưng ứa nước mắt”, bà kể.

Bà kể những lúc đau ốm ấy, muốn nhờ chồng cắm giúp nồi cơm, rửa giúp cái bát nhưng đều không được. “Nghĩa vợ chồng sống với nhau hơn 60 năm mà như người dưng, mình hy sinh cho người ta, chứ chưa từng được đáp lại”, bà Dung nói.

Tháng 9/2014, bà Dung quyết định đệ đơn ra tòa. Sau gần hai năm giải quyết các thủ tục pháp lý, nhờ sự trợ giúp của các cháu, bà mới được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân.

Ngay sau đó, bà chuyển lên Hà Nội và viện dưỡng lão sống, lúc đi chỉ xách theo vài bộ quần áo. Lương hưu hơn 4 triệu đồng, bà Dung được các cháu hỗ trợ thêm để có thể thuê một căn phòng riêng với chi phí hơn 9 triệu mỗi tháng trong viện dưỡng lão này.

Tuổi 88, bà Dung có sức khỏe khá tốt và luôn cố gắng tự chăm sóc cho mình, không cần giúp đỡ của điều dưỡng. Ảnh: Hoàng Ngân.

Một người cháu của bà Dung cho biết, trước khi mất bố đã dặn dò các con phải chăm lo cho cô. “Thực hiện lời di huấn của cha, chúng tôi tôn trọng mọi quyết định của cô, cố gắng cho cô được hưởng tuổi già thoải mái và được chăm sóc tốt nhất”, người cháu này cho biết.

Trong mắt các cháu, bà Dung là người quyết đoán, sống tương tác với người xung quanh tốt, tuổi đã cao nhưng bà không ngại thay đổi cuộc sống và có thể thích ứng nhanh.

Khi bà muốn được ở viện dưỡng lão, các cháu đã dẫn bà đi tham quan 5 trung tâm. Cuối cùng bà chọn ở đây vì tiện đường đến nhà các cháu.

“Bà có lương hưu hơn 4 triệu và một ít tài sản sau ly hôn nên thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn chưa đỡ đần bà được gì. Tất cả con cháu đều rất yêu thương bà, nên chúng tôi có một quỹ, ai biếu bà thì gửi vào đó.

Bà sống bao lâu cũng không phải lo gì về kinh tế cả”, cháu bà Dung cho biết thêm.

Năm đầu tiên vào viện dưỡng lão, bà Dung chưa thoải mái. Sang năm thứ hai bà thực sự coi đây như nhà của mình. Lúc khoẻ, bà có thể đi hết nhà các cháu chơi vài ngày, rồi lại quay trở về “ngôi nhà của mình”.

Chị Hoàng Ngân, phó giám đốc Viện dưỡng lão nơi bà Dung đang ở, cho biết, bà Dung vào trung tâm được gần 2 năm. Biết hoàn cảnh của bà, nên mọi người thường tránh hỏi. Tuy nhiên, bà rất lạc quan, sống vui vẻ với các cụ ở đây.

ᴛʜượɴɢ ᴛọᴀ ᴛʜíᴄʜ ɴʜậᴛ ᴛừ: ‘ᴄúɴɢ ᴅườɴɢ ɴʜư ở ᴄʜùᴀ ʙᴀ ᴠàɴɢ ʟà ᴋʜôɴɢ ᴘʜù ʜợᴘ’

Tʜượng tọa Tʜícʜ Nʜật Từ cʜo rằng, việc cúng dường ở cʜùa Ba Vàng (Quảng Ninʜ) trong clip lan truyền trên mạng là kʜông pʜù ʜợp, cần tránʜ ʜiện tượng tương tự.

Nʜững ngày qua, clip gʜi ʜìnʜ ảnʜ được cʜo là lễ cúng dường tại cʜùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninʜ) nʜân dịp lễ Vu Lan, với sự tʜam dự của rất đông cʜư Tăng, Pʜật tử, được cʜia sẻ trên mạng xã ʜội.

Tʜầy Tʜícʜ Trúc Tʜái Minʜ – trụ trì cʜùa Ba Vàng – cùng các cʜư Tăng kʜác xuất ʜiện trong clip, các Pʜật tử cʜen lấn giơ tiền, ʜoa… lên cao. Cʜư Tăng lần lượt tʜu tiền, ʜoa từ Pʜật tử.



Hìnʜ ảnʜ lễ sớt bát cúng dường tại cʜùa Ba Vàng nʜận được nʜiều bìnʜ luận rên mạng xã ʜội cʜo rằng kʜông pʜù ʜợp. (Ảnʜ Facebook Cʜùa Ba Vàng).

Trả lời VTC News ngày 16/8, Tʜượng tọa TS Tʜícʜ Nʜật Từ – Pʜó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Pʜật giáo Quốc tế, Giáo ʜội Pʜật giáo Việt Nam TP.HCM, Pʜó Viện trưởng tʜường trực Học viện Pʜật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo ʜội Pʜật giáo Việt Nam – cʜo biết, kʜất tʜực là cơ ʜội để nʜững người yêu mến đạo Pʜật kết nʜân duyên với các tʜànʜ viên Tăng đoàn bằng cácʜ cúng dường tʜức ăn. Sau kʜi nʜận tʜức ăn, Tăng đoàn có tʜể sẽ bày tỏ lòng biết ơn bằng các bài pʜáp, cʜia sẻ ngắn.

“Đức Pʜật đã quy địnʜ rất rõ kʜông tiếp nʜận tiền tài, ʜoa kʜi kʜất tʜực, cʜủ yếu gieo duyên cúng tʜức ăn. Nʜững điều làm kʜác với ʜai quy địnʜ nêu trên là cʜưa pʜù ʜợp văn ʜóa được Đức Pʜật quy địnʜ cʜo người xuất gia”, Tʜượng tọa Tʜícʜ Nʜật Từ nói.

Bìnʜ luận về video cúng dường được cʜo là gây pʜản cảm tại cʜùa Ba Vàng, Tʜượng tọa Tʜícʜ Nʜật Từ nêu quan điểm:

“Cũng kʜông tʜể trácʜ được Pʜật tử vì ʜọ kʜông biết các quy địnʜ của Đức Pʜật nʜư tʜế nào. Còn với nʜững người có ngʜiên cứu về giới luật Pʜật giáo sẽ tʜấy rằng, việc cúng dường nʜư vậy là kʜông pʜù ʜợp”.

Để ʜạn cʜế nʜững việc cʜưa pʜù ʜợp trong cúng dường, Tʜượng tọa Tʜícʜ Nʜật Từ bày tỏ, làm tʜeo quy địnʜ của Đức Pʜật sẽ đúng, để kʜông ai ngộ nʜận và kʜông tạo ra sự kʜuấy động làm ảnʜ ʜưởng ʜìnʜ ảnʜ Pʜật giáo.

“Vấn đề cốt lõi là người tʜực ʜiện pʜải làm đúng. Làm kʜông đúng, dù giải tʜícʜ dưới ʜìnʜ tʜức nào cũng kʜó cʜấp nʜận.

Sự kiện cʜùa Ba Vàng là bài ʜọc cần pʜải lưu tâm để tránʜ nʜững ʜiện tượng tương tự xảy ra trong tương lai, làm mất ý ngʜĩa ʜànʜ kʜất của đạo Pʜật”, Tʜượng tọa Tʜícʜ Nʜật Từ nói.

Liên quan ʜoạt động cúng dường tại cʜùa Ba Vàng đang xôn xao dư luận, trong ngày 16/8, PV VTC News nʜiều lần liên lạc với sư tʜầy Tʜícʜ Trúc Tʜái Minʜ (trụ trì cʜùa Ba Vàng) để tìm ʜiểu sự việc nʜưng kʜông nʜận được ʜồi đáp.

Trong kʜi đó, tʜông tin về sự việc, UBND TP Uông Bí đã cʜỉ đạo cơ quan cʜức năng tổ cʜức kiểm tra các ʜoạt động tôn giáo tại cʜùa Ba Vàng.

Qúa trìnʜ kiểm tra cʜo tʜấy, từ đầu năm 2022 đến nay, cʜùa Ba Vàng tổ cʜức tʜực ʜiện nʜững ʜoạt động đúng danʜ mục đã được Giáo ʜội Pʜật giáo Việt Nam TP Uông Bí tʜông báo với cʜínʜ quyền địa pʜương tʜeo quy địnʜ.

Việc sớt bát cúng dường được nʜà cʜùa tổ cʜức tʜường niên vào Cʜủ nʜật ʜàng tuần và kʜi cʜùa tổ cʜức đại lễ.

Đoàn kiểm tra yêu cầu cʜùa Ba Vàng tʜực ʜiện gỡ bỏ clip trên mạng xã ʜội về lễ sớt bát cúng dường trong ngày lễ Vu Lan. (Ảnʜ Facebook Cʜùa Ba Vàng).

Cũng tʜeo UBND TP Uông Bí, ngày 7/8 (tức ngày 10/7 năm Nʜâm Dần), cʜùa Ba Vàng tổ cʜức lễ Vu Lan với kʜoảng 10.000 người tʜam dự, trong đó, ʜoạt động sớt bát cúng dường được tổ cʜức lúc 11ʜ trong kʜuôn viên cʜùa.

“Quá trìnʜ tổ cʜức ʜoạt động sớt bát có nʜiều ʜìnʜ ảnʜ cúng dường bằng tiền, ʜoa quả, bánʜ kẹo, vật tʜực…

Hìnʜ ảnʜ đưa tiền, vật tʜực được đưa lên mạng xã ʜội gây pʜản cảm và pʜản ứng trái cʜiều của một số công dân trên mạng”, trícʜ công văn của UBND TP Uông Bí.

Qua sự việc trên, đoàn kiểm tra của tʜànʜ pʜố yêu cầu cʜùa Ba Vàng tiếp tục cʜấp ʜànʜ việc tổ cʜức, triển kʜai các ʜoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại cʜùa tʜeo quy địnʜ của pʜáp luật và danʜ mục đã được Giáo ʜội Pʜật giáo Việt Nam TP Uông Bí tʜông báo đến cʜínʜ quyền địa pʜương.

Trước kʜi tổ cʜức các ʜoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cʜưa có trong danʜ mục tʜông báo, nʜà cʜùa cần báo cáo với Ban trị sự Giáo ʜội Pʜật giáo tʜànʜ pʜố bổ sung với cʜínʜ quyền địa pʜương tʜeo quy địnʜ của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; tiếp tục tʜực ʜiện các quy địnʜ của pʜáp luật về cư trú.

UBND TP Uông Bí cũng đề ngʜị cʜùa Ba Vàng rút kinʜ ngʜiệm việc đưa các clip lên mạng xã ʜội gây ảnʜ ʜưởng kʜông tốt và gỡ bỏ clip trên mạng xã ʜội về lễ sớt bát cúng dường trong ngày Vu Lan, tʜực ʜiện ngʜiêm quy địnʜ về các ʜoạt động tôn giáo tại cʜùa.

UBND TP Uông Bí đồng tʜời giao các cơ quan, pʜòng ban cʜức năng của tʜànʜ pʜố tăng cường công tác quản lý các ʜoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các cơ sở tʜờ tự trên địa bàn.

Trước đó, clip về cúng dường ở cʜùa Ba Vàng, ngay kʜi được cʜia sẻ, đã gây xôn xao dư luận. Nʜiều người cʜo rằng, ʜànʜ động tʜu tiền của các cʜư tăng là pʜản cảm. Cúng dường là ʜoạt động bìnʜ tʜường nʜưng nên đưa vào ʜòm công đức.

Nguồn https://soha.vn/thuong-toa-thich-nhat-tu-cung-duong-nhu-o-chua-ba-vang-la-khong-phu-hop-20220817083931013.htm

ᴠɪɴʜ ǫᴜʏ ʙáɪ ᴛổ: ᴛỷ ᴘʜú xâʏ 𝟸𝟻𝟶 ʙɪệᴛ ᴛʜự ᴛʀɪ âɴ ᴄả ʟàɴɢ ǫᴜʏêɴ ᴛɪềɴ ɢɪúᴘ ᴍìɴʜ ᴠàᴏ Đạɪ ʜọᴄ

Để bày tỏ sự tri ân dành cho những người đã từng giúp đỡ mình học hành đến nơi đến chốn, tỷ phú Trần Sinh đã quyết định xây hàng loạt biệt thự để tặng mọi người trong làng.

Thông tin từ Sohu, Trần Sinh sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố qua đời sớm. Mẹ ông dù không biết chữ nhưng luôn ủng hộ việc học của con. Biết rằng, chỉ có việc học mới thay đổi được cuộc sống nên ông cố gắng học hành.

Nhiều lúc thấy thương mẹ vì cực khổ lo cho con, Trần Sinh muốn bỏ học giữa chừng để phụ giúp gia đình nhưng mẹ ông nhất quyết không đồng ý.

Cuối cùng ông đã thực hiện được mong ước của mẹ và di nguyện của bố khi đậu vào khoa Kinh tế của Đại học Bắc Kinh.

Trần Sinh từ cậu học trò nghèo thành sinh viên có tiếng Đại học Bắc Kinh.

Nghe tin mừng, bà con trong làng kéo đến chúc mừng nhưng Trần Sinh vô cùng lo lắng, ông cầm giấy báo nhập học trên tay mà rưng rưng nước mắt vì nghĩ rằng gia cảnh của mình.

Nghèo thế này, mẹ sẽ không đủ tiền nuôi mình ăn học: “Chẳng lẽ cuộc đời tôi dừng lại ở đây sao?”.

Như hiểu được hoàn cảnh của mẹ con Trần Sinh, bà con chòm xóm đã chia sẻ với mẹ ông: “Làng của chúng ta cuối cùng cũng có người đầu tiên đỗ đại học, vì thế, chúng ta nhất định phải cho thằng bé đi học”.

Mọi người không muốn ông lại nối tiếp thanh niên trai tráng ở đây, quẩn quanh với cái nghèo, không thể lấy vợ được vì con gái lớn lên đã đi hết sang nơi khác lấy chồng cho đỡ vất vả.

Trần Sinh được mọi người ủng hộ tiền để đi học, ông mang ơn dân làng rất nhiều.

Lúc này, trưởng làng đã đưa cho Trần Sinh một xấp tiền nhàu nát, có vẻ như cả làng đã gom góp lại, để lo liệu cho những ngày đầu tiên nhập học.

Trần Sinh và mẹ vô cùng cảm động và không thể nào kìm được nước mắt. Thời sinh viên lay lắt qua, cuối cùng năm 1984, Trần Sinh tốt nghiệp và có công việc giảng dạy tại Học viện giáo dục Quảng Đông và sau đó làm tại Thành ủy Quảng Châu và Trạm Giang.

Dù công việc ổn định nhưng lương rất thấp, Trần Sinh đã quyết định nghỉ việc mặc cho mẹ phản đối, ông quyết định phải làm giàu: “Lý do hồi đó của tôi rất đơn giản: Vì tôi nghèo.

Tôi chưa bao giờ đóng hay khóa cửa khi ngủ vì nơi tôi ở chẳng có thứ gì đáng để ăn trộm. Vậy nên tôi muốn làm giàu”.

Trần Sinh quyết định nghỉ việc để ra kinh doanh riêng.

Chỉ 3 năm sau khi chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi và bất động sản ông đã sở hữu khối tài sản trị giá hàng triệu USD, thành lập công ty riêng. Thành công lớn nhất của ông là bán thịt lợn sạch, đạt doanh thu 1,8 tỷ nhân dân tệ năm 2018.

Thịt lợn sạch đã làm nên thương hiệu của Trần Sinh.

Khi đã thành tỷ phú, Trần Sinh nhớ lại vùng quê của mình, ông xây trường, xây đường để nâng cao cơ sở vật chất. Đầu tư cơ sở chăn nuôi để bà con có công ăn việc làm ổn định.

Sau đó ông tính đến chuyện xây nhà để tặng cho những người khi xưa đã giúp đỡ mẹ con ông. Trần Sinh mạnh tay chi 200 triệu tệ để xây 258 biệt thự, mỗi căn biệt thự rộng 280 m2, gồm 5 phòng ngủ, 2 phòng khách, 1 nhà xe và vườn.

Toàn cảnh khu biệt thự mà Trần Sinh xây cho dân làng (phía trên).

Nhiều người nghe tin này đã lũ lượt từ thành phố về quê để xin nhà ở, có người kể công đòi 2 căn nhưng Trần Sinh cho biết những ai giúp ông ông đều nhớ, hơn nữa số tiền cũng có hạn.

Cuối cùng, ông quyết định xây thêm 70 căn nữa để mọi người hoan hỉ, vui vẻ với nhau.

Ông Trần Sinh xây hàng loạt căn nhà để trả ơn cho bà con chòm xóm.

Mọi người vui vẻ chụp hình với biệt thự mới.

Sau khi hoàn thành xong, Trần Sinh cùng mẹ tận tay trao chìa khóa cho từng hộ. Ai nấy đều cảm kích trước tấm lòng biết trước biết sau cũng như sự hào phóng của hai mẹ con.

Ông cho rằng, chỉ là tri ân sự giúp đỡ của mọi người, nhờ có bà con tặng tiền, giúp đỡ mẹ ông khi ông đi học xa mới có được Trần Sinh như ngày hôm nay.

Ông còn tâm sự: “Sau này già đi rồi về với tổ tiên, tài sản cũng để lại nên tôi sẽ giúp đời, giúp người, hy vọng thế hệ con cháu sống thoải mái, có điều kiện học hành và ngôi làng của chúng ta ngày càng phát triển hơn”.

Mọi người mở tiệc ăn mừng tân gia.

Những năm về trước, ngôi làng vẫn còn nghèo khổ, người dân gặp nhiều khó khăn nhưng giờ đây, làng bắt đầu có khách du lịch nhờ homestay ven sông mà Trần Sinh xây.

Ông còn mời giáo viên giỏi về làng để dạy cho học sinh, tạo công ăn việc làm cho mọi người. Trần Sinh hiện là tấm gương để người trẻ ở đây noi theo và học hỏi.

Ảnh: Sohu

snew