ʙứᴄ ảɴʜ đáᴍ ᴄướɪ ‘ᴏáᴄʜ xà ʟáᴄʜ‘ ở ᴠùɴɢ ɴôɴɢ ᴛʜôɴ ɴᴀᴍ Địɴʜ ɴʜữɴɢ ɴăᴍ 𝟿𝟶 ʙấᴛ ɴɢờ ɢâʏ sốᴛ ᴀɪ ɴʜìɴ ảɴʜ ᴄũɴɢ ᴛʜấʏ ʜᴏàɪ ɴɪệᴍ đá
i nhìn ảnh cũng thấy hoài niệm đám cưới bình yên, giản dị thời bố mẹ ngày xưa.
Cô dâu chú rể trong những năm 1990. (Ảnh: Robert Nickelsberg)
Ai nhìn ảnh cũng thấy hoài niệm đám cưới bình yên, giản dị thời bố mẹ ngày xưa.
Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta, nhất là thế hệ 8X 9X vẫn nhớ những chiếc bàn gỗ lồng mặt kính, bên dưới bày đủ thứ ảnh cũ từ đen trắng đến ố vàng mà gần như gia đình nào cũng có. Hoặc những cuốn album lưu giữ kỷ niệm của cả nhà, từ ảnh chụp lúc chúng ta mới đẻ, cho đến ảnh kỷ niệm ngày Tết, sinh nhật cùng lũ trẻ trong xóm…
Đặc sắc nhất trong những kỷ vật ấy hẳn nhiên là series ảnh cưới thời 18 đôi mươi của bố mẹ. Mới đây, hình ảnh một đám cưới ở vùng nông thôn Nam Định những năm 90 được chia sẻ và bất ngờ gây sốt.
Trong ảnh, cô dâu chú rể diện áo sơ mi trắng, cài hoa trắng, cô dâu được tết thêm dải hoa cưới màu trắng lên đầu trong khi chú rể đội mũ dạ tá.
Nam chính đón nàng về dinh trên chiếc xe đạp, đi qua bờ ao, luỹ tre làng. Phía dưới, những đứa trẻ vui vẻ chạy theo cặp đôi.
Bên dưới phần bình luận, cư dân mạng bàn tán sôi nổi. Ai nhìn ảnh cũng thấy hoài niệm đám cưới bình yên, giản dị đúng chuẩn thời bố mẹ anh và xuýt xoa ‘chú rể rước cô dâu xe đạp thì cũng oách xà lách phải biết rồi!’. Đồng thời không khỏi bật cười vì phong cách trang điểm ngày xưa khi chú rể cũng được đánh son, dặm phấn không kém cô dâu.
‘Vẫn giữ được ảnh nét quá. Cô dâu chú rể giờ đã lên ông lên bà rồi’.
‘Thật sự hồi đó khó khăn hơn bây giờ nhưng vui, ý nghĩa hơn nhiều, nó đọng lại ký ức gần như y nguyên ngày nào’.
‘Ngày đó ở Hà Nội có được cái mũ dạ như thanh niên trong ảnh là tuyệt vời sướng cả đời đấy!’.
‘Ngày ấy mà được thế này là oách lắm rồi đó ạ!’..
Một đám cưới khác cũng diễn ra trong năm đó. (Ảnh: Trần Phú Hưng)
Xem thêm: Đám cưới xa hoa nổi danh khắp Đông Dương của con trai tỷ phú đất Cảng
“Ông vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi được xếp vào danh sách một trong 4 người giàu nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông được mệnh danh là “Vua tàu thủy miền Bắc” với các lĩnh vực kinh doanh trải dài trên diện rộng.
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi lúc sinh thời. (Ảnh: Pháp luật)
Ông xây dựng nhiều nhà máy như nhà máy xay gạo Nam Định, nhà máy nước, nhà máy điện… Tất cả những điều đó giúp cho ông ngày càng trở nên giàu có, bước vào hàng ngũ tỷ phú và là cái tên đáng gờm trên thương trường, đối đầu trực tiếp với các thương nhân từ Pháp và người Hoa.
Nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng của tỷ phú họ Bạch. (Ảnh: Tạp chí Nam Phong)
Các con tàu được doanh nhân Bạch Thái Bưởi mua lại từ đối thủ nước ngoài. (Ảnh: Doanh nhân)
Ngoài ra, Bạch Thái Bưởi chính là đối tác chính cung cấp tà vẹt cho dự án xây dựng đường sắt lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ là đường sắt xuyên Việt Bắc – Trung – Nam và cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Năm 1902, cầu Long Biên được khánh thành, thiên hạ khắp nơi đổ về xem cầu như đi trẩy hội. Khi ấy, Bạch Thái Bưởi đã trở nên rất giàu có.
Không chỉ giàu có, Bạch Thái Bưởi còn là một nhà tư sản dân tộc yêu nước. (Ảnh: Dân tộc)
Đến tận bây giờ, khi nhắc đến sự giàu có cũng như hôn lễ của ông Bạch Thái Tòng, con trai tỷ phú Bạch Thái Bưởi, người ta vẫn không thôi trầm trồ vì độ xa hoa, hoành tráng.
Nàng dâu “môn đăng hộ đối”
Giàu có, lắm vợ nhiều con, nhưng 2 người con được Bạch Thái Bưởi quan tâm nhất là Bạch Thái Toàn và Bạch Thái Tòng. Tuy nhiên, Bạch Thái Toàn lấy vợ phương Tây và cũng định cư ở nước ngoài nên Bạch Thái Tòng là người được thừa hưởng toàn bộ sản nghiệp của gia đình khi cha ra đi.
Đối với việc kinh doanh trong gia đình, Bạch Thái Tòng cũng đã được cha trao những trọng trách quan trọng. Cũng bởi vì thế, đám cưới của Bạch Thái Tòng vô cùng sang trọng, gây tiếng vang khắp xứ Đông Dương. Khi đó, các hãng báo chí, thông tấn Pháp cũng hết lời khen ngợi cho đám cưới linh đình này.
Cầu Doumer (ngày nay là cầu Long Biên) là sự khởi đầu cho danh tiếng của Bạch Thái Bưởi sau này. (Ảnh: Pháp luật)
Theo đúng phong tục truyền thống vào thời gian ấy, hôn nhân của ông Bạch Thái Tòng được cha mẹ sắp đặt. Chính tỷ phú Hải Phòng là người đã đứng ra “kén dâu” cho con trai.
Người vợ của ông Bạch Thái Tòng là bà Nguyễn Thị Tám – con gái quan huyện Nghi ở phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay là Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội. Không chỉ có chức cao vọng trọng, quan huyện Nghi cũng vô cùng giàu có bởi mẹ ông là một chủ vựa buôn bán vải vóc lớn từ Bắc vào Nam.
Gia đình bà Nguyễn Thị Tám vừa giàu có lại vừa có quyền thế, cô dâu lại “tài sắc vẹn toàn”. Bà Tám vốn nổi tiếng với vẻ đẹp đài các được ví như “chim sa cá lặn”, tính tình đoan trang, hiền hậu.
Không chỉ vậy, bà Tám còn giỏi nấu ăn, thêu thùa lại còn biết chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, tiểu thư nhà cụ Cửu Nghi chính xác là cô con dâu hoàn hảo mà doanh nhân Bạch Thái Bưởi tìm kiếm… Đây có thể coi là hôn sự môn đăng hộ đối giữa hai bên. Cũng vì vậy, đám cưới của họ thật sự độc đáo và xa hoa đến tận cùng.
Hai vợ chồng ông Bạch Thái Tòng và bà Nguyễn Thị Tám thuở mới kết hôn. (Ảnh: Vietnamnet)
Hôn lễ đình đám khắp Xứ Đông Dương năm 1922
Ngày 11/1/1922 Âm lịch, đám cưới của ông Bạch Thái Tòng và bà Nguyễn Thị Tám đã diễn ra. Hôn lễ được tổ chức và kéo dài trong vòng 3 ngày.
Khi ấy, quãng đường từ Hà Nội lên Hải Phòng chưa đi lại được thuận lợi như bây giờ. Vì vậy, doanh nhân Bạch Thái Bưởi đã có một quyết định táo bạo vang danh đất Cảng khi cho máy bay rước dâu từ Hà Nội về Hải Phòng. Không chỉ vậy, trên đường đi, thiệp mời còn được rải xuống, người dân bắt được có thể đến ăn cỗ miễn phí và được mang tiền về nhà.
Hồi đó, doanh nhân Bạch Thái Bưởi là người đầu tiên có xe hơi ở miền Bắc. Sau khi máy bay đón dâu về tới, xe ô tô đã diễu hành khắp phố phương khiến cho đám cưới càng trở nên “chịu chơi” hơn.
Trong đám cưới, cô dâu xuất hiện trong bộ áo dài bằng gấm đỏ, đầu đội mấn, chân mang hài. Bộ đồ của bà được thêu hình rồng phượng tinh xảo. Số tráp lễ lên đến 20 cái, tiền “lễ đen” và vàng bạc cũng có hàng dài người bê đỡ.
Cô dâu Nguyễn Thị Tám (ngồi thứ 2 từ phải sang) trong hôn lễ “thế kỷ”. (Ảnh: 2sao)
Gia đình của ông Bạch Thái Tòng trong một bức ảnh kỷ niệm được chụp vào năm 1943. (Ảnh: 2sao)
Đám cưới của ông Bạch Thái Tòng và bà Nguyễn Thị Tám xứng danh là một sự kiện có “1-0-2” mà đến nay khi nhớ lại, người ta vẫn không thôi cảm thán. Còn bạn, bạn nghĩ sao về độ hoành tráng của đám cưới con trai tỷ phú Bạch Thái Bưởi, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé!