ᴛʜẦʏ ʜɪỆᴜ ᴛʀƯỞɴɢ
Nếu như nhiều nơi còn nâng điểm, tạo điều kiện cho học sinh được lên lớp thì ngay giữa lòng thành phố Đà Nẵng có một ngôi trường quyết định cho 22 em lưu ban.
Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, Đà Nẵng) có 22 trường hợp học sinh phải ở lại lớp (19 học sinh lớp Một; 2 học sinh lớp Hai và 1 học sinh lớp Ba).
Để làm được điều này, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Thái Phong đã cùng các thầy cô thực hiện đổi mới rất nhiều từ trong cách nghĩ, cách làm.
Vượt qua căn bệnh n.g.ụ.y thành tích
Thầy Nguyễn Thái Phong từng có nhiều năm đi dạy rồi được bổ nhiệm vào vị trí quản lý giáo dục, sau đó được điều động phụ trách quản lí chuyên môn bậc Tiểu học của phòng giáo dục quận Hải Châu.
Những cơ chế cũ kỹ, những căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục khiến thầy day dứt.
Thầy Nguyễn Thái Phong, Hiệu trưởng trường tiểu học Võ Thị Sáu. Ảnh: AN
Trong câu chuyện với thầy, lối quản lí chất lượng giáo dục theo chỉ tiêu thành tích trong những năm trước đây của các cấp quản lí còn khá phổ biến.
Theo đó, tỉ lệ phần trăm học sinh lên lớp, tỉ lệ học sinh khá giỏi, tỉ lệ học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi đều tính vào thành tích thi đua của nhà trường.
Thậm chí có nơi còn xét thi đua của giáo viên theo tỉ lệ số điểm 9, 10 mà học sinh của lớp đạt được qua các kì kiểm tra, có thời kì còn chỉ đạo không cho phép để học sinh ở lại lớp…
Đó là nguyên nhân chính góp phần đẩy tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp trở nên trầm trọng.
“Theo mình biết, nhiều địa phương trên cả nước vẫn còn quản lí chất lượng giáo dục theo chỉ tiêu thành tích.
Tuy nhiên, trong các quy định về chỉ đạo quản lí chất lượng của giáo dục bậc tiểu học hiện hành thì không còn việc giao các chỉ tiêu như tỉ lệ học sinh lên lớp, học sinh ở lại lớp.
Không còn những chỉ tiêu này nữa nhưng vấn đề là nó đã tồn tại mang tính chủ quan trong ý thức nhiều cấp quản lí”, thầy Phong chia sẻ.
Với mong muốn thay đổi suy nghĩ của giáo viên, vì quyền lợi của học sinh, từ năm 2018 khi được phân công về làm Hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Thị Sáu, thầy Phong đã thực hiện kế hoạch “đổi mới”.
Qua rà soát thực tế chất lượng học tập của học sinh thì số lượng học sinh khó khăn về việc học khá lớn.
Tuy nhiên, những trẻ này không được thống kê và cập nhật đầy đủ hồ sơ về các chỉ số y tế để phân loại chi tiết: trẻ khuyết tật, tự kỷ, tăng động, rối loạn hành vi, rối loạn ngôn ngữ… để xây dựng chương trình riêng và phương dạy học phù hợp với năng lực các em.
Phụ huynh của những học sinh này cũng không phối hợp với nhà trường trong việc đưa trẻ đi khám để xác định tình trạng sức khỏe cũng như điều trị bệnh cho con.
“Với những trẻ có vấn đề về y tế, nếu có xác nhận là trẻ khuyết tật thì trẻ phải được đánh giá theo sự tiến bộ của học sinh trong quá trình giáo dục chứ không thể đánh giá như những học sinh bình thường khác.
Và thực tế hầu hết những học sinh này đều có mức khả năng tiếp thu kiến thức dưới mức yêu cầu của khung chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ ban hành”.
Do đó, thầy thuyết phục gia đình đưa trẻ đi giám định để có giấy chứng nhận học sinh khuyết tật nhằm áp dụng giảm tải chương trình học so với khung chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ Giáo dục ban hành. Qua đó, giúp trẻ có cơ hội học hòa nhập đúng với mục tiêu giáo dục.
Từ ngày về trường, thầy Phong yêu cầu công tác đánh giá học sinh đi vào thực chất thông qua thực hiện nghiêm túc và đánh giá công bằng trong các đợt kiểm tra định kì.
Quan trọng nhất là loại bỏ các yếu tố đánh giá thi đua giáo giáo viên thông qua thống kê tỉ lệ học sinh ở lại lớp để giáo viên mạnh dạn đánh giá học sinh đúng với năng lực đạt được của các em.
“Để một sinh lưu ban thì em đó phải trải qua 3 lần kiểm tra và kết quả kiểm tra đều không đạt yêu cầu: 2 lần vào cuối năm học và một lần kiểm tra lại vào cuối hè”, thầy Phong chia sẻ.
Học lại để đảm bảo quyền lợi học sinh
“Thà để học sinh chậm một năm còn hơn để học sinh chậm một đời” là quan điểm đánh giá chất lượng giáo dục được thầy đưa ra trong cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường.
Dù là trường nằm ở quận trung tâm Đà Nẵng nhưng năm học vừa qua có 22 em học sinh lưu ban, điều này cho thấy “chỉ tiêu thành tích” đã ảnh hưởng đến chất lượng thực sự của giáo dục như thế nào. Ảnh: AN
Thầy luôn động viên giáo viên phát hiện và báo cáo những học sinh học yếu, chậm tiếp thu, hoặc có biểu hiện bất thường về sức khỏe…
Sau đó, nhà trường cùng với cha mẹ học sinh phối hợp rà soát để hoàn thiện hồ sơ cá nhân và lập phương án kèm cặp thêm.
“Đây là việc làm hoàn toàn tự nguyện của giáo viên chứ không ép buộc, nhà trường cũng không áp công việc này vào thành tích thi đua nên giảm gánh nặng cho giáo viên.
Các thầy cô của trường hầu hết đều trẻ, nhiệt tình và yêu nghề đã làm rất tốt công việc này trong suốt thời gian qua”, thầy Phong nói.
Chia sẻ về câu chuyện thành tích trong ngành giáo dục, thầy Phong nói:
“Việc để học sinh lưu ban cũng chỉ vì mục đích là đảm bảo quyền lợi cho các em.
Nhà trường xác định là đi vào đánh giá thực chất dạy và học nên dù có bị ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà trường thì nhà trường vẫn đặt quyền lợi học sinh lên cao nhất.
Bởi không phải ai cũng hiểu hết bản chất của tất cả những vấn đề về giáo dục.
Đối với các em vướng phải vấn đề khó khăn về học, kinh nghiệm cho thấy tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian khi độ tuổi các em tăng lên.
Nếu được can thiệp kịp thời và đúng phương pháp, tình trạng khó khăn về học của các em còn giảm nhanh hơn nữa.
Do vậy cha mẹ đừng quá vội vàng bằng mọi cách để con lên lớp để rồi các em bị mất gốc sẽ rất khó hòa nhập với cuộc sống sau này”.
Câu chuyện học sinh “ngồi nhầm lớp” mỗi khi được “khui ra”, lại dấy lên trong dư luận không ít băn khoăn về chất lượng giáo dục. Không khó để liệt kê những trường hợp như vậy được báo chí thông tin trong nhiều năm qua, và mới đây nhất, là chuyện một học sinh tại Đồng Tháp lên đến lớp 6 mà đọc không thông, viết không thạo.
Có ý kiến cho rằng, để dẫn đến tình trạng này có nguyên nhân đến từ “bệnh ngụy thành tích” trong giáo dục.
Để “bắt mạch, kê đơn” cho căn bệnh này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với người từng khiến dư luận bất ngờ khi cho 22 học sinh ở lại lớp vì không đạt chuẩn – thầy Nguyễn Thái Phong (Hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Thị Sáu – quận Hải Châu, Đà Nẵng) để làm sao “học thật, thi thật, nhân tài thật”.
Thầy Nguyễn Thái Phong (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu – quận Hải Châu, Đà Nẵng). (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Phóng viên: Thưa thầy Nguyễn Thái Phong, theo thầy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp như học sinh lên đến lớp 6, không biết đọc, viết… vẫn còn tồn tại ở một số địa phương?
Thầy Nguyễn Thái Phong: Đã một bài báo viết về trường tiểu học Võ Thị Sáu, đó là năm đầu tiên tôi “gây sốc thiên hạ” khi quyết định cho 22 học sinh ở lại lớp. Và trong thời gian suốt từ đó đến nay, năm nào trường tiểu học Võ Thị Sáu cũng có số lượng học sinh lưu ban xấp xỉ 20.
Thực tế, để một học sinh ở lại lớp cực kỳ khó! Sau 3 tháng đầu tiên giáo viên vừa dạy vừa quan sát để đánh giá học sinh, phát hiện những học sinh tiếp thu chậm hơn các bạn khác, là khoảng thời gian liên tục trong 6 tháng sau đó, nhà trường và phụ huynh có sự trao đổi, đánh giá thường xuyên, xem học sinh đó tiến bộ hay không, còn mặt nào khiếm khuyết, để tìm cách khắc phục.
ᴋʜôɴɢ ᴛʜể ᴄó ᴄʜᴜʏệɴ ɴʜà ᴛʀườɴɢ ᴛʀᴏɴɢ ᴄả ɴăᴍ ʜọᴄ, ᴋʜôɴɢ ʟàᴍ ɢì ᴍà ᴄᴜốɪ ɴăᴍ ʟạɪ ᴄʜᴏ ʜọᴄ sɪɴʜ ở ʟạɪ ʟớᴘ. Đếɴ ᴋʜɪ ᴋếᴛ ǫᴜả ᴋỳ ᴛʜɪ ᴄᴜốɪ ʜọᴄ ᴋỳ ɪɪ ᴍà ʜọᴄ sɪɴʜ ᴋʜôɴɢ đạᴛ, ᴛʜì ᴠẫɴ ᴄòɴ 𝟸 ᴄơ ʜộɪ ɴữᴀ: sᴀᴜ ᴋʜᴏảɴɢ ᴍộᴛ ᴛᴜầɴ đượᴄ ɢɪáᴏ ᴠɪêɴ ᴛʜêᴍ, ʜọᴄ sɪɴʜ sẽ ᴛʜɪ ʟạɪ ʟầɴ 𝟸, ɴếᴜ ᴛɪếᴘ ᴛụᴄ ᴋʜôɴɢ đạᴛ ᴛʜì ɢɪáᴏ ᴠɪêɴ ᴘʜảɪ ᴄó ᴛʀáᴄʜ ɴʜɪệᴍ ᴋèᴍ ᴄặᴘ ᴛʜêᴍ ᴛʀᴏɴɢ ʜè, đếɴ ᴛʜáɴɢ 𝟾, ɴếᴜ ʟàᴍ ᴛɪếᴘ ᴍộᴛ ʙàɪ ᴛʜɪ ɴữᴀ ᴍà ᴠẫɴ ᴋʜôɴɢ đạᴛ ᴛʜì ᴍớɪ để ʜọᴄ sɪɴʜ đó ở ʟạɪ ʟớᴘ.
Thế nhưng, vì sao có những trường hợp, học sinh lên đến lớp 6 mà vẫn không thể đọc thông, viết thạo?
Tôi xin khẳng định, đó là sự thiếu trách nhiệm! Một mặt, giáo viên phản ánh đến nhà trường về chất lượng của học sinh không chính xác, họ không đặt quyền lợi của trẻ trong vấn đề dạy học, mà chỉ đặt vấn đề thành tích dạy học.
Bên cạnh đó, bệnh thành tích hiện nay vẫn còn tồn tại khá nặng nề trong các nhà trường. Thậm chí, ở một số tỉnh thành, tôi thấy có một con số rất “vô duyên”, đó là chỉ được phép có 0,5% học sinh ở lại lớp.
Trên thực tế, không có một văn bản nào chỉ đạo bao nhiêu học sinh được quyền lên lớp hay ở lại lớp.
Vậy mà không hiểu vì sao, từ cấp trên lại chỉ đạo xuống cấp trường, cho ra một con số như vậy? Đó cũng là một áp lực đặt lên cho lãnh đạo nhà trường, rồi lại đè nặng lên giáo viên.
Giáo viên biết là học sinh này yếu nhưng nếu để học sinh đó ở lại lớp thì sẽ nhiêu khê cho nhà trường và nhiêu khê cho chính giáo viên.
Đặc biệt, đối với những giáo viên hợp đồng, không có trong biên chế, áp lực này đe dọa đến công việc của họ bất cứ lúc nào.
ᴛồɴ ᴛạɪ ᴛìɴʜ ᴛʀạɴɢ ʜọᴄ sɪɴʜ ᴅù đọᴄ ᴋʜôɴɢ ᴛʜôɴɢ, ᴠɪếᴛ ᴋʜôɴɢ ᴛʜạᴏ ᴠẫɴ đượᴄ ʟêɴ ʟớᴘ. (Ảɴʜ: ɴɢâɴ ᴄʜɪ)
Phóng viên: Vừa rồi, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có chỉ đạo tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh lớp 1 chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ I trên địa bàn.
Đây có phải một trong những giải pháp ngăn chặn tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp không, thưa thầy?
Thầy Nguyễn Thái Phong: Trước hết, đối với tình trạng 9,4% học sinh lớp 1 chưa đạt yêu cầu kỹ năng tại Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng có nhiều nguyên nhân.
Có thể kể đến, về trình độ giáo viên đối với chương trình mới, có một số thay đổi, giáo viên trong bao nhiêu năm nay (nhất là đối với giáo viên dạy ở các trường công lập) có một sự ì nhất định, đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng sa sút.
Tuy nhiên, số lượng này cũng không nhiều, vì năm nay, phải chọn đội ngũ giáo viên kỳ cựu nhất, nhiệt tình, năng nổ, thực sự sâu sát đến trẻ… để tham gia dạy lớp 1.
Bên cạnh đó, không phải đứa trẻ nào cũng có năng lực tiếp thu như nhau. Đối với một lớp có sĩ số khoảng 30-40 học sinh, có thể có khoảng 5-7 em chậm phát triển trí tuệ so với độ tuổi, và sẽ có thể có khoảng 2-3 em phải ở lại lớp, cần có thêm một năm học để tiếp thu lại.
Vì thế, việc tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh ở thời điểm này cũng chỉ là sự bổ khuyết cho phương pháp, để 3-4 em học sinh “bắt kịp” các bạn cùng lớp (hoặc nhiều học sinh hơn cần bổ sung kiến thức hơn, tùy theo địa phương, cơ sở).
Thường thì ngay trong tháng đầu tiên nhận lớp, giáo viên phải liên tục quan sát, đánh giá học sinh, xem phản ứng của học sinh, năng lực tiếp thu như thế nào?
Đốɪ ᴠớɪ ɴʜữɴɢ ʜọᴄ sɪɴʜ ᴛɪếᴘ ᴛʜᴜ ᴄʜậᴍ, ᴛʜì ᴛốɪ đᴀ ʟà đếɴ ᴛʜáɴɢ ᴛʜứ 𝟹, ɢɪáᴏ ᴠɪêɴ đã ᴘʜảɪ ɢửɪ ᴄảɴʜ ʙáᴏ đếɴ ᴘʜụ ʜᴜʏɴʜ, ᴄʜứ ᴋʜôɴɢ ᴘʜảɪ ᴄʜờ đếɴ ᴄᴜốɪ ɴăᴍ ᴍớɪ đưᴀ ʀᴀ ɴʜữɴɢ ᴘʜươɴɢ ᴘʜáᴘ, ɴʜư ᴛổ ᴄʜứᴄ ᴘʜụ đạᴏ, ʀồɪ ɴʜɪềᴜ ɴơɪ ᴄòɴ ʙắᴛ ᴄả ʙᴀɴ ɢɪáᴍ ʜɪệᴜ xᴜốɴɢ ᴅạʏ… Đɪềᴜ đó ᴋʜôɴɢ ổɴ, ᴠì ᴄʜỉ ʟà sự đã ʀồɪ, ᴋʜôɴɢ ᴛʜể ᴋịᴘ đượᴄ!
Phóng viên: Với kinh nghiệm giảng dạy và quản lý nhiều năm, thầy có giải pháp nào khắc phục việc học sinh “ngồi nhầm lớp”?
Thầy Nguyễn Thái Phong: Nhắc đến giải pháp, hiện tại, chúng ta đã có rất nhiều các văn bản chỉ đạo, nhưng nếu không thay đổi được “lối mòn” tư duy thì cũng khó hiệu quả.
Vì vậy, chúng ta phải minh bạch hóa, công khai đánh giá. Chẳng hạn, nếu học sinh từ lớp dưới được đẩy lên lớp trên nhưng sau một tháng không đạt yêu cầu thì giáo viên lớp trên phải có trách nhiệm báo cáo ban giám hiệu để trước mắt giải quyết nội bộ. Nếu nhà trường vẫn muốn giấu giếm, muốn “dấm dúi” cho “qua cầu” thì tức là sẽ không bao giờ thay đổi được.
Khi học sinh lên bậc Trung học cơ sở, tức là đã được đánh giá Hoàn thành bậc Tiểu học, nhưng nếu học sinh đó không đạt những yêu cầu tối thiểu thì cần phản ánh tình trạng này lên phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ quan bảo vệ quyền lợi của trẻ. Nếu chúng ta làm thông được 2 khâu này thì vấn đề học sinh ngồi nhầm lớp và những sắp xếp thuộc diện bệnh thành tích sẽ giảm.
Thứ hai, phải loại bỏ những chỉ tiêu thành tích, những con số như số lượng học sinh lên lớp trong một lớp chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn trường… Phải loại bỏ những điều này ra khỏi thành tích của giáo viên, thì giáo viên mới mạnh dạn cho học sinh ở lại lớp hoặc đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh.
Khi vẫn còn tồn tại những “trói buộc” vào đời sống giáo viên hoặc còn treo lơ lửng một sự đe dọa nào đó thì giáo viên không thể làm một cách thoải mái, nhất là khi gặp một Hiệu trưởng ham thành tích.
ʜơɴ ɴữᴀ, ʜɪệᴜ ᴛʀưởɴɢ ᴘʜảɪ đồɴɢ ʜàɴʜ ᴠớɪ ɢɪáᴏ ᴠɪêɴ, ᴋʜôɴɢ ᴛʜể để ɢɪáᴏ ᴠɪêɴ “ᴛʜâɴ ᴄô, ᴛʜế ᴄô” đượᴄ. ɴʜư ᴋʜɪ ʜọᴄ sɪɴʜ ᴛạɪ ᴛʀườɴɢ ᴛɪểᴜ ʜọᴄ ᴠõ ᴛʜị sáᴜ ɴếᴜ ᴄó ᴇᴍ ɴàᴏ ʜọᴄ ʏếᴜ, ɢɪáᴏ ᴠɪêɴ ᴛʀᴀᴏ đổɪ ᴠớɪ ᴘʜụ ʜᴜʏɴʜ ᴍà ᴍộᴛ ᴛʜờɪ ɢɪᴀɴ sᴀᴜ ᴠẫɴ ᴋʜôɴɢ ᴄảɪ ᴛʜɪệɴ đượᴄ ᴛʜì ʙảɴ ᴛʜâɴ ᴛôɪ ʟà ʜɪệᴜ ᴛʀưởɴɢ sẽ ᴘʜảɪ ᴛʀựᴄ ᴛɪếᴘ ᴍờɪ ᴘʜụ ʜᴜʏɴʜ, để ᴛʀᴀᴏ đổɪ ᴄụ ᴛʜể ᴠà ᴄʜᴜẩɴ ʙị sẵɴ ᴄʜᴏ ʜọ ᴛɪɴʜ ᴛʜầɴ ʀằɴɢ ᴄᴏɴ ᴄó ᴛʜể sẽ ᴘʜảɪ ở ʟạɪ ʟớᴘ.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn thầy!
Theo giaoduc.net