ᴛɪệᴍ ᴠàɴɢ ʙị ᴛʜổɪ ʙᴀʏ, ᴄʜủ ᴛɪệᴍ ᴍấᴛ sạᴄʜ ᴛàɪ sảɴ ᴠì ʙãᴏ ɴᴏʀᴜ

ᴛɪệᴍ ᴠàɴɢ ʙị ᴛʜổɪ ʙᴀʏ, ᴄʜủ ᴛɪệᴍ ᴍấᴛ sạᴄʜ ᴛàɪ sảɴ ᴠì ʙãᴏ ɴᴏʀᴜ

Trước ảnh hưởng của trận lốc xoáy từ cơn bão Noru, một tiệm vàng ở tỉnh Quảng Trị đã bị tốc mái, tài sản bị cuốn lên không trung, thiệt hại ước tính vài trăm triệu đồng.

Nhiều của hàng ở tỉnh Quảng Trị bị sập, tốc mái trong trận lốc xoáy chiều ngày 27/9.

Nhiều của hàng ở tỉnh Quảng Trị bị sập, tốc mái trong trận lốc xoáy chiều ngày 27/9.

Chiều ngày 27/9, tiệm vàng Phước Thịnh (thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) của chị Ngô Hải Yến (sinh năm 1986) bị cơn lốc quét ngang trong lúc cả gia đình đang dọn dẹp, rào chắn cửa hàng để về nhà tránh bão.

“Tôi đọc tin tức thấy nửa đêm bão mới vào, mới 14h mà lốc đã mạnh như thế này. Ai cũng hốt hoảng”, chị Yến chia sẻ.

Nhà dân và hàng trăm ki ốt bị tốc mái, đổ sập, đã có 4 người bị thương. Ảnh: CTV

Cây cối đổ gãy sau trận lốc. Ảnh: CTV

Theo lời chị Yến, sự cố đến bất ngờ khiến mái nhà bị thổi bay, nhiều tủ chứa vàng, trang sức, một số tài sản khác cũng theo gió cuốn lên không trung. Nhà riêng của chị cách đó 500 m cũng bị đánh tan tác, thiệt hại ước tính lên đến vài trăm triệu đồng.

Thời điểm đó, một thành viên trong gia đình chị đã cố gắng dùng sức níu tủ lại khiến các mảnh vỡ từ gương văng ra đâm vào tay, phải đi bệnh viện cấp cứu.

Sau khi cơn lốc đi qua, nhiều người dân xung quanh đã giúp chủ tiệm tìm kiếm số vàng bị lốc cuốn đi. Tuy nhiên, do trời mưa kèm theo gió mạnh, vật liệu ngổn ngang, tài sản gom lại cũng không được nhiều.

Người dân giúp gia đình chủ tiệm vàng tìm lại tài sản bị cuốn bay do cơn lốc. Ảnh: Người Quảng Trị.

Bao noru o quang tri anh 1

Người dân giúp gia đình chủ tiệm vàng tìm lại tài sản bị cuốn bay do cơn lốc. Ảnh: Người Quảng Trị.

“Tôi vẫn chưa đếm vàng bị mất là bao nhiêu và đã gom được thế nào. Nhưng tôi biết ơn bà con đã đội mưa gió ra giúp lượm lại, được nhiêu hay nhiêu chứ giờ tôi cũng rối lắm, chưa biết tính sao. Nhà và cửa tiệm đều mất, quan trọng là tính mạng của cả nhà trước. Chắc tối nay tôi và mọi người sẽ ở tạm nhà hàng xóm”, chị Yến cho biết.

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Cảnh Hưng, chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị, cho hay chính quyền đã nhận được thông tin trên. Ngay sau cơn lốc qua đi, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để hỗ trợ khắc phục hậu quả, giúp người dân di chuyển đến nơi tránh bão.

Tuy nhiên, do trời tối cộng với nguy hiểm của cơn bão Noru, việc tìm kiếm tài sản đành phải dời lại đến khi tình hình ổn hơn.

UBND tỉnh Quảng Trị sẽ có phương án hỗ trợ, bù đắp thiệt hại cho người dân sau đó.

Cơn lốc đi qua khiến không ít quầy hàng trong chợ Cửa Việt bị đánh sập. Ảnh: Cường Nguyễn.

Cơn lốc đi qua khiến không ít quầy hàng trong chợ Cửa Việt bị đánh sập. Ảnh: Cường Nguyễn.

Ngoài tiệm vàng Phước Thịnh, lốc xoáy còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến thị trấn Cửa Việt, làm sập nhiều gốc cây, bảng hiệu, biển quảng cáo trong chợ.

Ông Võ Đặc Hóa, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh, cho biết thêm theo thống kê sơ bộ, trận lốc đã khiến 180 quầy hàng, ki-ốt, 120 nhà dân bị đánh bay, tốc mái.

Ngoài ra, có 3 trường hợp bị thương, trong đó một người tương đối nặng, đã được chuyển đến điều trị tại bệnh viện.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, tính đến tối 27/9, các tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định đã sơ tán hơn 81.000 hộ dân tương ứng trên 253.000 người đến nơi an toàn.

8 tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định và Gia Lai, Kon Tum đã cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/9. Một số địa phương cũng cho cán bộ, công nhân viên nghỉ làm ngày 27-28/9.

B̼ã̼o̼ ̼s̼ố̼ ̼4̼ ̼đ̼ổ̼ ̼b̼ộ̼ ̼Đ̼à̼ ̼N̼ẵ̼n̼g̼-̼Q̼u̼ả̼n̼g̼ ̼N̼g̼ã̼i̼,̼ ̼“̼c̼u̼ồ̼n̼g̼ ̼p̼h̼o̼n̼g̼”̼ ̼t̼r̼ú̼t̼ ̼x̼u̼ố̼n̼g̼ ̼t̼r̼o̼n̼g̼ ̼đ̼ê̼m

Tại khu vực huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mưa như trút nước, biển động dữ dội, những đợt sóng ập vào bờ cao 4m-5m.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 22h ngày 27/9, bão số 4 đang ở cách Đà Nẵng khoảng 130km, cách Quảng Nam khoảng 115km, cách Quảng Ngãi khoảng 108km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 15. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/giờ.

Ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; đảo Cồn Cỏ gió cấp 7, giật cấp 8; Huế có gió giật cấp 6; Đà Nẵng có gió giật cấp 7; Quy Nhơn có gió giật cấp 6; Tuy Hoà có gió giật cấp 6. Lượng mưa tính từ 07h đến 21h ngày 27/9 có nơi trên 200mm như: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 243.8mm, Suối Đá (Đà Nẵng) 220.6mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 203mm.

Theo Cục CSGT, Phó Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo, yêu cầu các phương tiện giao thông ở hai đầu các tuyến đường Bắc – Nam tạm dừng hoạt động khi bão vào đất liền để đảm bảo an toàn, trừ phương tiện làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe cứu thương, xe phòng chống lụt bão, xe công vụ…

CSGT chuẩn bị cấm đường

Dự kiến sẽ triển khai cấm các tuyến đường như: QL1A, QL14, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Đà Nẵng, Quảng Ngãi… từ 22h đêm nay theo dọc tuyến từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và từ các tỉnh Tây Nguyên xuống các tỉnh miền Trung.

Hiện tại, lực lượng CSGT thuộc Cục CSGT và CSGT các đơn vị địa phương đã chuẩn bị phương tiện, thiết bị nghiệp vụ để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai.

22h

Quảng Ngãi:

Clip mưa to, gió giật ở đảo Lý Sơn. Nguồn: Phòng chống thiên tai Lý Sơn; Lê Tấn Có

Tại khu vực huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mưa như trút nước, biển động dữ dội, những đợt sóng ập vào bờ cao 4m-5m.

“Mưa đang rất lớn và gió rít mạnh dữ lắm. Người dân đã được địa phương thông báo trú ẩn ở những nơi an toàn. 22h đêm nay khu vực tôi sinh sống sẽ cúp điện để đảm bảo an toàn khi bão ập đến”, anh Dương người dân Lý Sơn chia sẻ.

Theo anh Dương, tất cả ngư dân ở khu vực cảng cá Lý Sơn đã được địa phương yêu cầu đến nơi an toàn từ nhiều giờ trước, địa phương kiên quyết không cho ai ở trên thuyền.

Quảng Nam:

Tại huyện Bắc Trà My, Quảng Nam đang mưa to. Trước đó, để đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ, toàn huyện đã thực hiện sơ tán tập trung trên 1.500 người và sơ tán ghép trên 10.500 người về nơi trú ẩn an toàn. Toàn huyện đã huy động trên 700 cán bộ, dân quân tự về, lực lượng xung kích tham gia trực hỗ trợ, ứng cứu khi cần thiết.

Người dân Trà Nú trú ẩn an toàn tại hội trường UBND xã. Ảnh: Báo Quảng Nam

21h30

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cho hay, lúc 21h ngày 27/9), bão số 4 cách Đà Nẵng khoảng 140km, cách Quảng Nam khoảng 127km, cách Quảng Ngãi khoảng 117km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166 km/giờ), giật cấp 16.

Do ảnh hưởng của bão, ở khu vực từ Quảng Bình đến Bình Định có mưa rất to và có nơi có dông. Lượng mưa tính từ 7h đến 20h ngày 27/9 có nơi trên 180mm như: Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 197mm, Thọ Quang (Đà Nẵng) 200.4mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 201.2mm, Núi Thành (Quảng Nam) 185mm, Trà Phú (Quảng Ngãi) 188.6mm…

21h

Đà Nẵng:

Từ 20h tối nay 27/9, Đà Nẵng bắt đầu cấm đường. Người dân được yêu cầu không ra đường (trừ lực lượng làm nhiệm vụ) để đảm bảo an toàn.

Trước đó, từ 17h chiều nay, nhiều cây xanh tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) đã gãy đổ khi bão còn cách đất liền hơn 200km. Báo cáo từ Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng cho hay, đến thời điểm ngày hôm nay, Công ty Cây xanh đô thị chỉ mới cắt tỉa được 57% so với kế hoạch cắt tỉa toàn bộ cây xanh đô thị thành phố.

Gió to cũng khiến một số cây xanh trên đường phố Đà Nẵng bị gãy đổ, cản trở giao thông. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với Công ty cây xanh quận Hải Châu cưa cây, dọn cây chắn ngang đường đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn trong bão được kịp thời.

Lực lượng chức năng dọn cây đổ ở quận Hải Châu

Tại Thừa Thiên – Huế: Nhiều trường đại học tại Huế như: Sư phạm, Khoa học, Ngoại ngữ, Trường Du lịch…đã dọn dẹp, chuẩn bị cơ sở vật chất và thông báo mở cửa, hỗ trợ sinh viên tránh trú bão số 4 bão Noru. Ngoài ra, các trường cũng chuẩn bị một số lương thực, thực phẩm để hỗ trợ sinh viên.

Nhiều người dân đã được đưa đến nơi trú bão an toàn. Ảnh: báo Thừa Thiên – Huế.

20h40

Bão đang cách đất liền 180km

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19h tối nay (27/9), bão số 4 Noru đang ở cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; đảo Phú Quý có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8…

Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 4 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần.

20h30

Tại Đà Nẵng, trao đổi với PV, anh Bùi Thụ (huyện Hòa Vang) và chị Hồng Hạnh (quận Hải Châu) cho biết, trời đang mưa theo từng cơn nhưng ngày càng nặng hạt hơn.

“Trời vừa đổ mưa như trút nước nhưng sau đó ít phút lượng mưa giảm”, anh Thụ cho hay.

Trong khi đó, chị Phạm Minh Chi ở quận Cẩm Lệ cho biết, gió bắt đầu mạnh hơn. Gia đình chị cũng đã chuẩn bị kỹ các biện pháp phòng chống bão, cả nhà ở yên trong nhà không ra ngoài phòng nguy hiểm.

Phó trưởng phòng CSGT Đà Nẵng Đoàn Ngọc Minh Tuấn đến thăm và tặng quà cho bà con đến tránh trú bão tại trạm CSGT Hòa Hiệp.

Một gia đình ở Đà Nẵng phải gia cố bộ cửa để tránh bão giật bay.

Theo báo Quảng Nam, thời điểm này tại TP Tam Kỳ mưa đã dần nặng hạt, gió giật nhẹ, tuân thủ theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, người dân đã không ra ngoài đường. Một số tuyến phố thường ngày đông đúc đã vắng tanh, không một bóng người.

snew